Giới thiệu

I. Ưu nhược điểm của truy xuất nguồn gốc lâm sản.


II. Lịch sử hình thành và phát triển.

III. QR ưu/nhược điểm

Từ góc độ doanh nghiệp, áp dụng tem truy xuất nguồn gốc đem đến nhiều lợi ích.

  1. Thứ nhất, tính cạnh tranh của sản phẩm dán tem truy xuất sẽ cao hơn các sản phẩm cùng loại1.
  2. Thứ hai, dán tem cho phép truy xuất đầy đủ thông tin sản xuất và phân phối sản phẩm là cách doanh nghiệp khẳng định sự minh bạch và uy tín của mình, xây dựng hình ảnh đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng.

Tuy nhiên đối với việc quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ trên thị trường chưa được triển khai đồng bộ và còn nhiều hạn chế bất cập trong việc phát hiện và ngăn chặn lưu thông gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp trên thị trường. Tiêu chuẩn, qui chuẩn, quản trị của ngành lâm nghiệp Việt Nam còn chưa phù hợp với quốc tế;

Việt Nam chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, chứng chỉ gỗ hợp pháp quốc gia, chưa xây dựng được hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại;năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu còn kém do tính liên kết các doanh nghiệp còn yếu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Giá trị gia tăng ngành chế biến gỗ xuất khẩu còn thấp (tỷ trọng xuất khẩu dăm gỗ còn cao; chưa xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu xuất qua nhà nhập khẩu; chưa có thương hiệu gỗ Việt).

Phần mềm truy xuất nguồn gốc gỗ ITWOOD được hình thành nhằm mục đích xây dựng được bộ tiêu chí cần mã hóa(QR Code) cho các khâu truy xuất gỗ rừng trồng, phân mềm truy xuất và quản lý gỗ nhằm tích hợp và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý ngành Lâm Nghiệp.

Dự án ứng dụng QR Code để cung cấp thông tin truy xuất và quản lý nguồn gốc gỗ hợp pháp. Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ, địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mà khi quét mã QR sẽ dẫn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tài liệu, v.v...

Để tiếp cận được dự án cũng như áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng theo các công đoạn chính như: Trồng rừng, thu mua khai thác vận chuyển gỗ, sơ chế sản phẩm gỗ, tin chế sản phẩm gỗ, thương mai sản xuất sản phẩm gỗ. Dữ liệu thông tin nguồn gốc gỗ được thu thập và phân tích dựa theo nhu cầu của người sử dụng thông tin.

Từ thực trạng trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý gỗ hợp pháp theo chuỗi sản phẩm gỗ rừng trồng, quản lý/kiểm soát gỗ hợp pháp theo điều ước quốc tế, góp phần minh bạch hóa và tự động hóa trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm gỗ rừng trồng và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp.

Đối tác của iTwood